Nứt bề mặt bê tông nhựa

 Một số dạng hư hỏng mặt đường bê tông nhựa; nứt mặt đường như nứt ngang, nứt dọc, nứt lưới, nứt hình parabol… Tùy loại nứt, mức độ nặng nhẹ, bề rộng và chiều dài nứt mà chia thành nguyên nhân gây nứt:

Các chỗ rạn nứt nhỏ có thể do khi thi công mặt đường cục bộ tại đó bị thiếu nhựa, thừa bột đá hoặc lu lèn quá mức. Trong khi các lớp dưới yếu, lu lèn lúc hỗn hợp bê tông nhựa còn quá nóng.

Nứt mai rùa (nứt da cá sấu): thông thường do các lớp nền móng không đủ cường độ. Nền bị cao su, bão hòa nước. Hoặc cả kết cấu nền mặt đường không đủ cường độ chịu tải trọng xe. Nhựa bị lão hóa cũng là một nguyên nhân gây ra loại nứt này.

Nứt dọc: nguyên nhân từ việc mở rộng nền, mặt đường làm biến dạng không đều giữa các phần đường mới và đường cũ. Hoặc do ứng suất kéo của tải trọng xe gây ra vượt quá giới hạn chịu kéo của bê tông nhựa.

Nứt dọc – hư hỏng mặt đường bê tông nhựa

Nứt thành lưới: Là loại hư hỏng mặt đường bê tông nhựa phát triển từ vết nứt ngang và nứt dọc. Nguyên nhân thường là do nhiệt kết hợp với hiện tượng sơ hóa bề mặt vết nứt. Loại nứt này thường xuất hiện trên những khu vực rải bê tông bề mặt lớn.

Đây là hiện tượng hư hỏng có liên quan đến chiều dày bê tông nhựa chưa đạt yêu cầu hay do dính bám không tốt. Quá trình xuống cấp mặt đường diễn ra khá nhanh do xuất hiện vết nứt thứ cấp và bong bật từng mảng vật liệu bề mặt.

Nứt phản ánh: do nứt lan truyền từ lớp móng gia cố xi măng khi bề dày tầng mặt bê tông nhựa phía trên không đủ. Thường là các vết nứt ngang phần xe chạy và với khoảng cách nhất định giữa các vết nứt.

Nứt hình parabol thường do lớp bê tông nhựa mặt đường thiếu dính bám với lớp dưới nó.

Xem thêm: Biện pháp thi công thảm bê tông đường nhựa 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Những loại bê tông mặt đường cần phải sửa chữa

Biện pháp thi công hệ thống thoát nước trong nhà xưởng

Báo giá thi công trải thảm bê tông nhựa nóng